Liên quan đến vụ hàng loạt học sinh ở TP Thủ Đức, đại diện Bệnh viện Lê Văn Thịnh thông tin, đến tối 4/5, đơn vị đã cho 13 bệnh nhi xuất viện về nhà khi đã ổn định.
Hiện tại, chỉ còn 3 trường hợp được giữ lại viện để theo dõi. Ngoài ra, bệnh viện cũng lấymẫu phân và mẫu máu của các bệnh nhi để làm xét nghiệm.
Một nguồn tin từ TP Thủ Đức cho biết, sau khi sự việc xảy ra, các cơ quan chức năng của địa phương đã lập tức vào cuộc điều tra, ghi nhận tất cả học sinh nhập viện đều có ăn món . Theo kết quả xác minh ban đầu, sushi màtrẻ mua ởcác cổng trường có 2 nguồn gốc, một nguồn do người bán hàng rong tự làm và một nguồn lấy từ cùng một cơ sở sản xuất ở TP Thủ Đức.
Sau khi làm việc với bệnh viện, đoàn công tác Sở Y tế TPHCM nhận định, đây là vụ ngộ độc thực phẩm nghi do ăn phải độc tố vi khuẩn có trong thức ăn, khả năng cao là sau khi ăn cơm cuộn bán hàng trước cổng trường. Dù vậy, trẻ còn có ăn một số món khác (như bánh mì). Do đó, nguyên nhân chính xác gây ra ngộ độc vẫn đang được truy tìm.
Nguồn tin từ TP Thủ Đức cũng chia sẻ với phóng viên Dân trí, cách đây khoảng 1 tháng, sau khi vụ việc học sinh lớp 5 ở tỉnh Khánh Hòa tử vong xảy ra và được xác định “có ăn sushi” mua ngoài cổng trường, TP Thủ Đức đã ban hành công văn khẩn, tuyên truyền để các ban ngành và phụ huynh học sinh nắm rõ, không mua thực phẩm bán hàng rong trôi nổi.
Nhưng đến nay, địa phương lại có các trường hợp học sinh ngộ độc sau khi ăn hàng rong. Do đó sắp tới, ngoài việc đẩy mạnh tuyên truyền, TP Thủ Đức sẽ có biện pháp dẹp bỏ, cấm tất cả việc bán hàng rong trước các trường học của địa phương.
“Toàn bộ TP Thủ Đức sẽ cấm việc bán hàng rong ở các cổng trường, vừa lấn chiếm lòng lề đường lại không kiểm soát được thực phẩm cùng các vấn đề an toàn khác. Riêng vụ việc mới xảy ra, chúng tôi đã lấy tất cả mẫu các loại thức ăn để giám sát”, nguồn tin khẳng định.
Như đã thông tin, từ sáng 2/5, Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức) tiếp nhận cấp cứu, điều trị tổng cộng 16 học sinh thuộc 4 trường tiểu học Thạnh Mỹ Lợi, Bình Trưng Đông, Nguyễn Văn Trỗi vàLương Thế Vinh. Các học sinh trong nhóm 7-11 tuổi, được chẩn đoán bị nhiễm trùng đường tiêu hóa.
Theo lời kể của phụ huynh học sinh, sáng 2/5, tất cả trẻ đều ăn cơm cuộn (sushi) mua trước cổng trường. Sau khi ăn khoảng 2,5-3 giờ, các cháu lần lượt xuất hiện triệu chứng buồn nôn rồi nôn nhiều lần, đau bụng, chóng mặt, mệt mỏi, một số trẻ tiêu chảy…
Sau khi được các y bác sĩ truyền dịch, cho dùng kháng sinh và chăm sóc tích cực, tình trạng sức khỏe của các học sinh đều cải thiện.
Vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Thêm 1 trẻ điều trị ở TPHCM
Tối 4/5, bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM) cho biết, vừa qua khoa này đã tiếp nhận điều trị cho bệnh nhi P.H.M. (14 tuổi), là một trong những trường hợp xuất hiện triệu chứng ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở tiệm bánh mì Băng (TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) mới đây.
Theo đó, cháu bé nhập viện vì sốt, tiêu chảy phân lỏng xanh 3 ngày, đau bụng, được chẩn đoán nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn. Sau khi được điều trị tích cực bằng kháng sinh và các thuốc hỗ trợ, bệnh nhi đã hết sốt, các triệu chứng đều thuyên giảm.
Trước đó, Bệnh viện Nhi đồng 1 cũng tiếp nhận bé trai tên N.H.T.A. (13 tuổi, ngụ Long Khánh, Đồng Nai), với chẩn đoán viêm ruột, tiêu chảy cấp có mất nước nghi do vi trùng, nhiễm trùng huyết từ đường tiêu hóa, sau khi ăn bánh mì. Bệnh nhân được xử trí bù dịch, kháng sinh và chuyển đến khoa Hồi sức tích cực – Chống độc (ICU) điều trị.
Đến chiều 5/5, số ca nhập viện trong vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai đã tăng lên 555 trường hợp. Trong đó, có 12 trẻ bệnh nặng (2 ca tiên lượng rất nặng) điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai.